18 Tháng 01 2019

Bảo trì máy móc là một trong những giải pháp tối ưu nhất để giúp tiết kiệm ngân sách. Và máy may cũng không ngoại lệ. Việc bảo trì bảo dưỡng máy may là một việc làm cần thiết để đảm bảo máy có độ bền cao, hoạt động tốt. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng máy may thường xuyên còn giúp bạn hạn chế được những chi phí phát sinh.Vậy bảo trì bảo dưỡng máy may  như thế nào? Và bạn có đang bảo dưỡng máy may đúng cách không?

1. Tại sao nên bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp định kỳ?

Tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp thì bản thân chúng ta ai ai cũng đã biết, máy móc hoạt động lâu ngày cần phải bảo dưỡng, kiểm tra, làm vệ sinh và nếu việc bảo dưỡng được diễn ra định kỳ sẽ có nhưng lợi ích sau:

- Nâng cao độ bền của máy may: Việc kiểm tra, lau chùi thường xuyên sẽ giúp cho máy hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

- Tiết kiệm điện năng: Đảm bảo cho máy hoạt động bình thường ở điều kiện tốt nhất, máy sẽ không bị hoạt động quá tải và đều đặn hơn điều này giúp máy may tiết kiệm điện hơn.

- Tiết kiệm chi phí sửa máy may: Không bảo dưỡng máy may sẽ làm cho máy quá tải, bụi bẩn làm ảnh hưởng tới tất cả những bộ phận khác của máy, lâu ngày máy may sẽ hư hỏng và bạn phải tốn một khoản phí để thay thế linh kiện hoặc sửa chữa.

- Hạn chế những rủi ro: Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro như chập điện, cháy nổ...

2. Các bước bảo dưỡng máy may

Việc bảo dưỡng máy may cũng có những bước thực đúng quy trình, cũng có những bước có thể hoán đổi lẫn nhau nhưng về cơ bản bảo dưỡng gồm vệ sinh và tra dầu:

Vệ sinh máy may công nghiệp thường xuyên:

- Nên sử dụng khăn phủ lên máy khi không sử dụng.

- Lót vải dày hay bìa cứng để tránh tình trạng trầy xước trong lúc sử dụng máy.

-Tra dầu vào máy đều độ 1 tuần/ 1 lần vào các bộ phận máy, nhất là ổ chao bộ phẩn đẩy vải răng cưa.

Các bước bôi trơn máy khâu, máy may công nghiệp:

- Trước hết bạn cần loại bỏ những sợi chỉ thừa, còn quấn trong bộ phận máy may công nghiệp.

- Khung bản lề sẽ bật xuống bằng cách nhấn vào các clip phụ.

Di chuyển tấm kim loại. Một số máy chỉ cần bật bằng cách nhấn một trong các góc trên đầu, loại này có hai ốc vít nhỏ cần tháo ra đầu tiên.

- Đẩy tấm kim loại lên từ bên trong khu vực cuộn chỉ.

- Bạn không nên thổi vào các xơ vải. Thay vào đó, sử dụng bàn chải nhỏ đi kèm với máy để làm sạch máy. Bàn chải tuy cứng những sẽ làm sạch hiệu quả.

- Hầu hết các loại máy may công nghiệp hiện nay đều đi kèm với một ống dầu nhỏ, nếu máy của bạn không có, bạn có thể mua ở các cửa hàng bán phụ kiện máy may, không quan trọng nhãn hiệu. Nhỏ một giọt dầu trên mép ngoài thoi chỉ, xoay để cho dầu chạy dọc theo vòng tròn bên ngoài. Lưu ý chỉ nhỏ dầu với lượng ít không để dầu chảy xuống hai bên.

- Sau khi làm sạch nhiều nơi có xơ vải, đặt tất cả các thiết bị máy may trở về với nhau theo đúng thứ tự ngược lại.

3. Lưu ý khi vệ sinh máy may công nghiệp

- Trước khi tra dầu vào máy may bạn cần lấy sạch lau chùi các chỗ tra dầu để tránh bụi bẩn theo dầu vào máy.

- Sau khi tra dầu, đạp cho máy chạy vòng đề dầu thấm đều vào các khớp trục quay. Sau đó lau sạch dầu còn vương vãi trên máy khi tra dầu xong.

Để chiếc máy may của bạn có thể chạy tốt, có độ bền cao thì bạn phải biết cách vận hàng, tu bổ, thay dầu và vệ sinh máy thường xuyên. Với những chia sẻ trên mong rằng sẽ giúp bạn có được một chiếc máy may tốt và bền nhất.

Viết bình luận:
Mr Tính

Mr Tính (Máy may CN)

0908.249.292

skypenva
Ms Vân

Ms Vân (Máy CN và gia đình)

0907.69.61.61

phivansaigon
Ms Linh

Ms Linh (Máy CN)

0902.84.61.61

(Bảo hành)

0907.69.61.61